Chồng người nước ngoài có được mua đất không năm 2022?

TIN TỨC

Chồng người nước ngoài có được mua đất không năm 2022?

Chào luật sư, chồng tôi là người Đức. Chúng tôi đã định cư ở bên Đức được 10 năm nay và chúng tôi muốn trở về sinh sống tại Việt Nam. Và chúng tôi muốn mua đất để xây nhà, tôi muốn để chồng tôi đứng tên khi mua đất. Luật sư cho tôi hỏi Chồng người nước ngoài có được mua đất không? Mong nhận được tư vấn của Luật sư

Chồng người nước ngoài có được mua đất không?

Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 về đối tượng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể:

Điều 169. Nhận quyền sử dụng đất

Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thông qua chuyển đổi quyền sử dụng đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 179 của Luật này;

b) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ;

c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 và điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này;

d) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất;

đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;

e) Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

g) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

h) Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất;

i) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;

k) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung;

Theo quy định trên, thì người nước ngoài không được phép nhận chuyển nhượng, mua bán đất tại Việt Nam.

Chồng người nước ngoài có được mua đất không năm 2022
Chồng người nước ngoài có được mua đất không năm 2022?

Đối tượng người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Điều 159 Luật Nhà ở 2014 về vấn đề mua (sở hữu) nhà quy định những đối tượng người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài)

– Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, Luật cũng đề cập người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua một trong các hình thức sau:

– Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

– Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Câu hỏi thường gặp

Pháp luật có cho người nước ngoài mua đất tại Việt Nam không?

Căn cứ quy định tại Điều 5 và Điều 169 Luật Đất đai 2013 thì người nước ngoài không thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
Do vậy, người nước ngoài không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (thực tế hay gọi là mua đất) tại Việt Nam.

Người nước ngoài có thể mua nhà đất ở Việt Nam hay không ?

Theo khoản 1 Điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, cá nhân nước ngoài không có quyền sử dụng đất tại Việt Nam, tức là bạn sẽ không được mua đất hoặc mua cả nhà cả đất.
Về sở hữu nhà ở, điểm b khoản 2 Điều 159 Luật nhà ở năm 2014 quy định: Cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau: “b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, người nước ngoài được phép mua căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ nhưng phải trong khu vực dự án đầu tư nhà ở thương mại, trừ khu bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định. Nói cách khác, người nước ngoài vẫn được mua nhà ở riêng lẻ nhưng bị giới hạn về khu vực địa lý.
Khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh tại từng địa phương sẽ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác định và có văn bản thông báo cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục mua đất đứng tên công ty năm 2022”. Hy vọng sẽ mang đến kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về các vấn đề như tra cứu quy hoạch thửa đất, tra cứu chỉ giới xây dựng, tra cứu thông tin quy hoạch, tra cứu quy hoạch đất,… của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước .Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tư vấn.

Liên hệ hotline: 0934.980.963

Thủ tục mua đất đứng tên hộ gia đình?

Đất thổ cư là loại đất thường được sử dụng trong giao dịch chuyển nhượng đất đứng tên hộ gia đình. Mảnh đất đó thông thường do bố mẹ đứng tên và để lại thừa kế cho các con, cháu của mình.
Thành phần hồ sơ
Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất (theo mẫu) ; Hợp đồng mua bán (chuyển nhượng quyền sử dụng đất); Văn bản xác nhận/cam kết đồng ý của các thành viên còn lại; Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu; Tờ khai lệ phí trước bạ; Các giấy tờ khác có liên quan.
Thủ tục được thực hiện như sau:
Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Đăng ký biến động đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường ( Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; chỉnh lý giấy chứng nhận hoặc thực hiện cấp giấy chứng nhận mới.)
Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Sau khi người nhận chuyển nhượng thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sở hữu.

Sau khi kết hôn mua đất đứng tên một người có được không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được tặng cho riêng vợ hoặc chồng, được thừa kế riêng thì vợ hoặc chồng đứng tên trên sổ đỏ là việc hiển nhiên, người còn lại sẽ không có quyền đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Pháp luật không cấm trường hợp vợ hoặc chồng thực hiện giao dịch chuyển nhượng đất trong thời kỳ hôn nhân. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
Tuy nhiên, giao dịch mua đất trong thời kỳ hôn nhân và việc đứng tên riêng trên mảnh đất đó chỉ được diễn ra hợp pháp khi có sự đồng ý, thỏa thuận của hai vợ chồng để xác định quyền sử dụng đất là tài sản riêng.

Mua chung đất thì sổ đỏ đứng tên ai?

Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) phải ghi đầy đủ tên của những người đó.
Ngoài ra, nếu các chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất có yêu cầu thì cấp chung 01 Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện (vẫn ghi thông tin tên của những người có chung quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất).

Độc giả truy cập : West Gate Bình Chánh  hoặc liên hệ hotline 0934.980.963 để biết thêm chi tiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *